Trong ký ức những người lớn tuổi của làng nghề bánh tráng Chợ Lầu thì bà Kiểm Pháo, bà Giáo Thêm là những người đã có công gầy dựng và truyền lại cho người dân những bí quyết của nghề bánh tráng Chợ Lầu từ trước năm 1945. Làng bánh tráng Chợ Lầu hiện nay có khoảng 60 lò lớn nhỏ, tập trung ở ba thôn Xuân An, Xuân Hợp, Hiệp Phước.
Chia sẻ với phóng viên của công ty du lịch chúng tôi, một người làm bánh lâu đời của làng nghê cho biết bánh tráng Chợ Lầu sở dĩ ngon có tiếng là do khâu chuẩn bị nguyên liệu và khâu sản xuất đều tuân thủ nghiêm ngặt các công đoạn sản xuất và có bí quyết pha chế bột để đảm bảo chất lượng từng loại bánh được thơm ngon. Bánh dùng để cuốn thì khi pha bột người ta cho vào lượng muối thích hợp để khi tráng, bánh mỏng nhưng dẻo dai cuốn không bị rách. Bánh tráng dùng để nướng ăn, người thợ pha thêm cơm nguội đã xây nhuyễn hoặc bánh tráng nướng xay nhuyện trộn cùng bột và mè đen, và tráng thành hai lớp chồng lên nhau để bánh được dày, khi nướng bánh có mùi thơm ngon và để lâu vẫn không mất mùi. Làng bánh tráng Chợ Lầu hiện nay để biết áp dụng khoa học nên không còn phải mất nhiều thời gian với công đoạn xay bột như ngày trước.
Theo những tour tham quan Phan Thiết để đến làng nghề này, du khách sẽ chứng kiến đôi tay thoan thoắt của người thợ khi tráng bánh, lấy bánh từ khuôn hấp ra tấm phên để đem phơi thành từng dãy trước sân nhà. Du khách có thể thưởng thức vài miếng bánh tráng nước thơm giòn bên lò than đỏ rực để cảm nhận hương vị ngọt ngào của bánh tráng Chợ Lầu.