Một bệnh cũng rất thường xuyên gặp đặc biệt ở trẻ, dễ gây nhầm với bệnh nhiễm khuẩn hô hấp trên. Đó là bệnh viêm xoang, nó có những tính chất khác giữa trẻ em và người lớn nên nó sẽ có cách chẩn đoán, điều trị bệnh khác nhau cho phù hợp.
Khi trẻ tròn 10 tuổi, thì hệ thống các xoang sẽ phát triển đầy đủ. Sau khi sinh, đã có 2 xoang: hàm, sàng vì thế nguy cơ 2 hàm này bị viêm xoang sẽ cao hơn.
1.Phân biệt trẻ bị viêm xoang và nhiễm khuẩn hô hấp trên
Với bệnh nhiễm khuẩn hô hấp, trẻ em bị thì thường có các triệu chứng như sau: sốt, ho, sổ mũi, quấy khóc,… Khoảng 5-7 ngày sau, bệnh nó sẽ tự thuyên giảm. Bệnh này thường do virut tấn công nên không cần sử dụng thuốc kháng sinh.
Còn đối với viêm xoang trẻ em, sẽ có nhiều triệu chứng hơn và với độ nặng của bệnh cũng cao hơn:
– Bị kéo dài từ 10– 14 ngàycảm cúm (có thể lên cơn sốt).
– Sổ mũi đục, xanh hoặc vàng.
– Chảy mũi, đau họng, ho, khạc đờm, khó thở, buồn nôn,…
– Quấy khóc, mệt mỏi.
– Sưng quanh mắt.
Theo Viện Nhi khoa Hoa Kỳ, đối với trẻ em dưới 6 tuổi khi đi chẩn đoán viêm xoang thì không cần chụp X-quang, chỉ cần dựa vào các triệu chứng lâm sàn là đã có thể biết được bé có bị hay không?
2.Điều trị như thế nào?
– Viêm xoang cấp tính: Sử dụng kháng sinh nhóm betalacta là an toàn và hiệu quả cho trẻ nhất, ngoài ra thì cũng có nhiều loại kháng sinh khác, bởi hầu hết viêm xoang trẻ em đều đáp ứng tốt với kháng sinh. Viện Nhi khoa Hoa Kỳ khuyên: khi các triệu chứng được xem là khỏi hoàn toàn thì cũng nên sử dụng kháng sinh kéo dài 7 ngày sau đó.
– Viêm xoang mạn tính: khi bệnh kéo dài trên 12 tuần, hoặc tái phát 4-6 lần/năm, thì các bạn cần đến bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng để nhờ tư vấn để chọn được phương pháp điều trị tốt nhất.
3.Khi nào thì cần phẫu thuật?
Việc phẫu thuật trẻ em bị viêm xoang thường rất ít, vởi tỉ lệ rất nhỏ, chỉ khi bị viêm xoang nặng, thường hay tái phát, hoặc bị viêm xoang mạn tính không đáp ứng điều trị nội khoa.